Khả năng sinh lời

Bất kì một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận, do đó, các họ vô cùng chú trọng đến khả năng sinh lời.
Đối với các doanh nghiệp việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thế mạnh cũng như những khuyết điểm còn tòn tại trong doanh nghiệp để đưa ra những quyết định kịp thời giúp gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư việc, phân tích chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư.
Các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời bao gồm:

⦁ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS
Lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu.
Chỉ tiêu này hữu ích trong việc so sánh các khoản đầu tư giữa các doanh nghiệp khác nhau trong cùng kỳ hoặc kết quả của các kỳ khác nhau của cùng một doanh nghiệp.
⦁ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (earnings per share)

                                                           EPS=

Cứ mỗi cổ phiếu thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty càng tốt, đó là 1 yếu tố quyết định tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Chỉ tiêu này là cơ sở để doanh nghiệp chia cổ tức cho cổ đông.

Ví dụ:

⦁ Tỷ giá trên thu nhập (price/EPS)

P/E= 

Đây là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu
Chỉ số cho biết NĐT sẽ sẵn sàng trả bao tiền cho 1 đồng thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Ví dụ: một công ty có P/E =10; EPS= 1000 VNĐ
Tức là với thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 1000 VND thì NĐT sẽ bỏ ra 10.000VNĐ để trả cho cổ phiếu đó.
Có nhiều lý do để một công ty có mức P/E thấp trong một thời điểm nhất dịnh:
⦁ Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước (khi đó phần Earning tăng lên-> P/E thấp), lúc này price(giá) của cổ phiếu đang được định giá thấp, là cơ hội cho NĐT mua.
⦁ P/E thấp cũng có thể do DN có lợi nhuận bất thường (thanh ý tài sản, bán công ty con, nhượng quyền sở hữu đất, …)
⦁ Cổ đông hiện hữu không thấy tiềm năng của công ty nữa nên bán cổ phiếu.
P/E có thể cao do:
⦁ Thể hiện kỳ vọng của NĐT vào DN, NĐT sẵn sàng trả một mức giá cao cho những doanh nghiệp hàng đầu.
⦁ Hoặc cũng có thể do thị trường đánh giá cao DN.
CHỉ tiêu P/E cao hay thấp thường so sánh với P/E cùng ngành.

⦁      Phân tích giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách (book value) được coi là giá trị mỗi cổ phiếu của một doanh nghiệp xét theo giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ phải trả.
Hiểu theo cách khác là số tiền mà cổ đông nhận được khi sở hữu 1 cổ phiếu trong trường hợp công ty phá sản.

Giá trị sổ sách (book value)

B=

Thông thường chỉ tiêu này cao hơn mệnh giá là tốt, cho thấy doanh nghiệp đang phát triển và là nhân tố hấp dẫn cho NĐT.
Nếu chỉ số này thấp hơn mệnh giá tức là dấu hiệu cho thấy rủi ro tài chính xuất hiện nguy cơ phá sản có thể xảy ra
Tỷ giá trên giá trị sổ sách:

P/B= 

Hệ số này thường được NĐT sử dụng để định giá cổ phiếu:
P/B cao thể hiện kỳ vọng vào cổ phiếu đang tốt và ngược lại:

⦁ P/B>1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách
⦁ P/B<1, giá trị cổ phiếu trên thị trường nhỏ hơn giá trị sổ sách
⦁ P/B=1, giá trị cổ phiếu trên thị trường bằng giá trị sổ sách

⦁      Phân tích tỷ suất thu nhập trên vốn và tài sản

Nguồn vốn là một trong những yếu tố cơ bản nhất của doanh nghiẹp được hình thành cùng vói sự ra đời của DN
Một trong những mục tiêu kinh doanh cơ bản của DN, bên cạnh lợi nhuận còn phải kể đến bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu
⦁ Thu nhập trên vốn chủ sở hữu; (return on equity)

ROE (%) =

Trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện mức sinh lời của doanh nghiệp càng lớn, kinh doanh hiệu quả, tạo nhiều giá trị cho cổ đông.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trình độ tổ chức nguồn vốn, bố trí cơ cấu của doanh nghiệp.

                                              10%                                15%

kinh doanh không hiệu quả                 trung bình                    đáng để đầu tư

Doanh nghiệp A có VCSH đầu năm 2014 là 120 tỷ VND, VCSH cuối năm 2014 là 200 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 20 tỷ VND.
Vậy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2014 là:

                       ROE = 20 tỷ / [(120 tỷ + 200 tỷ)/2] = 0,125 hay 12,5%

Tức là trong năm 2014, trung bình với mỗi một đồng vốn do chủ sở hữu đầu tư, doanh nghiệp tạo ra được 0,125 đồng lợi nhuận sau thuế.
Giả sử ROE trung bình ngành năm 2014 là 16%. ROE của công ty A năm 2014 thấp hơn mức trung bình ngành, cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu.

Lưu ý: cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp có ROE cao không hẳn là vì khai thác vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả mà là vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến cho cơ cấu tài chính mất cân bằng và hàm chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Cụ thể, nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng vốn vay thì tỷ trọng VCSH sẽ giảm, khiến cho mẫu số ROE có thể giảm và trong điều kiện thích hợp thì ROE sẽ tăng, tuy nhiên rủi ro vỡ nợ và rủi ro phá sản cũng tăng theo

Thu nhập trên tổng tài sản (Return on Assets)
                                                                ROA (%) =

Trong một kỳ phân tích, 100 đồng tài sản DN đầu tư thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện DN đầu tư vào tài sản càng hiệu quả, đó là yếu tố giúp DN đầu tư thêm vào máy móc, nhà xưởng, … Nhằm tăng sản lượng và mở rộng thị phần tiêu thụ.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có tổng tài sản đầu năm 2014 là 160 tỷ VND, tổng tài sản cuối năm 2014 là 240 tỷ VND và lợi nhuận sau thuế 2014 là 20 tỷ VND.

Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2014 của công ty là:

                        ROA = 20 tỷ / [(160 tỷ + 240 tỷ)/2] = 0,1 hay 10%
Tức là trong năm 2014, trung bình với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp A tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế.
Giả sử ROA trung bình ngành 2014 là 20%. Như vậy, ROA của công ty A trong năm 2014 thấp hơn các công ty ở mức trung bình của ngành này, cho thấy công ty A chưa khai thác các tài sản của mình một cách hiệu quả, hoặc tần suất sử dụng các tài sản quá thấp, không tương xứng với tiềm năng sinh lợi của các tài sản mà doanh nghiệp có.

Lưu ý: trong một số trường hợp DN có thuê tài sản hoạt động thường thì những tài sản này không được tính vào tổng tài sản tuy nhiên chũng vẫn tham gia đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nên nếu DN có tài sản thuê thì NĐT nên cộng vào để đánh giá sát hơn chỉ số ROA của doanh nghiệp.

Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9

Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
error: Content is protected !!