Cổ phiếu DN nên TRÁNH đầu tư – Ứng dụng khi đọc BCTC!

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về ứng dụng một báo cáo doanh nghiệp tốt để lựa chọn đầu tư. ( Xem lại nội dung bài viết tại đây)
Vậy thì ngược lại, để phát hiện ra một doanh nghiệp không tăng trưởng, hoạt động kinh doanh không hiệu quả hay là các doanh nghiệp làm ảo báo cáo tài chính để đẹp số liệu, thì chúng ta cần căn cứ vào các tiêu chí nào để loại bỏ trong quá trình chọn lọc cổ phiếu.
Bài viết này, VigreenStock sẽ đưa ra một số tiêu chí không phù hợp thể hiện trên BCTC của các doanh nghiệp không nên chọn lựa chọn đầu tư.
Dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ trong BCTC:

 ⦁ Tỷ lệ nợ vay/VCSH tăng lên liên tục và cao bất thường:

Ví dụ như doanh nghiệp HSG tỷ lệ nợ vay luôn ở mức cao và tăng lên trong các quý. Điều này sẽ tăng mức độ rủi ro trong việc trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần đánh giá thêm tiềm năng và mục đích các dự án mà doanh nghiệp đã sử dụng đó. Nếu sử dụng đòn bẩy cao, nhưng kết quả kinh doanh tốt thì vẫn có thể xem xét sau đó.

 ⦁ Thu nhập khác hoặc thu nhập tài chính tăng cao bất thường.

Ví dụ: Doanh nghiệp FLC – Chỉ tiêu “ Doanh thu hoạt động tài chính qua các quý đều ghi nhận ở mức cao đột biến”. Khoản này đến từ hoạt động kinh doanh không cốt lõi của doanh nghiệp. Đều này thể hiện tình hình hoạt động của DN không có sự tăng trưởng và tập trung, hơn nữa có thể xuất hiện việc hạch toán “ảo” giúp DN ghi nhận lợi nhuận. Vì vậy nên xem xét đánh giá thêm thực trạng của DN để xem xét loại bỏ không đầu tư.

⦁ Dòng tiền từ HDKD liên tục âm, hoặc dòng tiền HĐTC liên tục dương trong nhiều năm liền.

Dòng tiền này có thể giảm hoặc âm trong ngắn hạn, tuy nhiên nếu âm trong nhiều năm liên tiếp, thì có thể thấy DN phát triển không bền vững. Dòng tiền và lợi nhuận và đi liền với nhau, nếu có lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh nhưng không tạo được tiền mặt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang bán hàng nhưng không nhận được tiền trong dài hạn của khách hàng. Những doanh nghiệp như vậy, chúng ta cũng xem xét không đầu tư.

⦁ Các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho hoặc TSCĐ vô hình chiếm phần lớn tài sản.
Khi các khoản phải thu vô hình chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản thì sẽ thể hiện việc bất cập trong quản lí công nợ của DN. Thực tế, các khoản phải thu là đồng vốn mà DN bị đối tác hay khách hàng chiếm dụng, vì thế, nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt.
Tài sản cố định thường lớn và tăng lên khi DN đó mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong trường hợp TSCĐ tăng nhưng không phù hợp với tình hình kinh doanh của DN thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến DN đó.

⦁ Liên tục phát hành cổ phiếu tăng vốn bằng lần. ( Có thể tăng vốn ảo)
Đây là việc tăng vốn thành công về mặt sổ sách, nhưng dòng tiền thực tế lại không tăng. Những doanh nghiệp tăng vốn chẳng hề quan tâm tới hoạt động kinh doanh mà mục tiêu duy nhất là tìm cách biến nguồn tiền đó thành của riêng mình bất cứ giá nào.

⦁ Biên lợi nhuận suy giảm mạnh, rõ rệt do vị thế DN giảm.
Khi biên lợi nhuận của DN giảm, đồng nghĩa với việc khả năng sinh lời của DN cũng giảm xuống và mức rủi ro cao, cạnh tranh kém. Vì vậy, cần đánh giá và so sánh trong ngành, nếu một DN biên lãi thấp hay giảm dần cũng không phải là một lựa chọn hấp dẫn cho NĐT
Theo phương pháp đầu tư tăng trưởng team xây dựng hiện tại, các con số thể hiện ngay trên hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ giúp chúng ta đánh giá được doanh nghiệp đó có đáng để đầu tư hay không. Dưới đây là số liệu của một DN tại một thời điểm mà team cho rằng, chưa nên tham gia đầu tư.
Vẫn là cổ phiếu HPG tại thời điểm 2022: Đây là thời điểm chúng ta nên đứng ngoài với cổ phiếu khi những lợi thế về chu kì ngành đã phản ánh hầu như trước đó. HPG gặp khó thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm. Mảng thép xây dựng hoạt động gần như full công suất, các mảng kinh doanh khác của DN cũng chưa có nhiều nổi bật….Vậy thì câu hỏi đặt ra, lúc nào thì nên tham gia lại HPG

Kết hợp với yếu tố dòng tiền kỹ thuật để lựa chọn thời điểm vào cổ phiếu tối ưu nhất.
Đây được gọi là hệ thống giao dịch SEPA mà chúng tôi đã tích lũy được từ Phù thủy chứng khoán và với NĐT thuộc quản lý của VGStock sẽ được hỗ trợ chi tiết về phương pháp này đồng thời nhận dữ liệu cổ phiếu.

Cảm ơn quý NĐT đã theo dõi. Cần thắc mắc hay hỗ trợ, quý NĐT hãy đăng ký là thành viên VGS-er hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline: 0334652793!

Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9

Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
error: Content is protected !!