Hình thành cho bản thân phương pháp đầu tư cần một quá trình nghiên cứu để phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư, nên duy trì và lặp lại các hành động nên làm, bỏ dần các hành động sai. Từ đó hình thành nền thói quen tốt, dần sẽ nguyên tắc và kỷ luật với nó, bạn sẽ thành công!
Trước hết, bạn phải tuân thủ Quy mô vốn đầu tư đã được đề cập ở bài trước, không được phá vỡ dù tự tin cỡ nào. Và luôn nhớ, quy mô ban đầu đủ lớn để cảm nhận được biến động tài sản, đủ nhỏ để không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nâng dần quy mô theo thu nhập hàng kỳ.
Khi lựa chọn cổ phiếu phù hợp tiêu chí điểm mua, trước khi giải ngân mua cần có kế hoạch và phương án với các kịch bản có thể xảy ra:
⦁ Kế hoạch phân bổ vốn: Mua bao nhiêu cổ phiếu (Không bỏ 1 trứng vào 1 giỏ và không bỏ nhiều trứng trong 1 giỏ.
⦁ Kế hoạch kỳ vọng lợi nhuận/ rủi ro sau đánh giá: Để quản trị rủi ro, giữ được tiền thì tỉ lệ này đặt ra thường trên gấp 2 lần
⦁ Kế hoạch đi vốn: Chia bao nhiêu lần mua và mua từng phần tại các thời điểm nào.
⦁ Kế hoạch bán: Nếu đạt lợi nhuận bán tại thời điểm nào, bán bao nhiêu?
Nếu chạm điểm dừng lỗ, nên dứt khoát bán.
⦁ Kế hoạch đối phó với yếu tố bất ngờ.
⦁ Khi hình thành sẽ dần tạo thói quen tốt, dần tạo ra nguyên tắc, phương pháp tối ưu cho cá nhân và kỷ luật với nó.
⦁ Kế hoạch phân bổ vốn:
“ Bỏ hết trứng vào 1 giỏ, giỏ sẽ đầy ắp hoặc vỡ
Bỏ trứng vào quá nhiều giỏ, giỏ trống sẽ tạo ra chi phí lớn.”
Khi cơ cấu tài khoản, việc cơ cấu vào duy nhất 1 mã sẽ có thể tạo ra lợi nhuận lớn nếu lựa chọn đúng, tuy nhiên nếu chọn sai, hoặc thậm chí chọn các cổ phiếu đầu cơ để all in (dồn lực) vào nó, bạn sẽ bị thua lỗ nặng mà khó sửa lại khi mất nhiều vốn.
Ngược lại nếu danh mục cơ cấu quá nhiều mã:
⦁ Bạn sẽ cần phải nghiên cứu rất nhiều mã mà ko có sự chuyên sâu và giảm tính chính xác.
⦁ Các mã tốt không tập trung tỉ trọng cao, các mã lỗ sẽ kéo giảm lợi nhuận các mã tốt
⦁ Tâm lý ăn non các mã lãi và gồng các mã lỗ.
⦁ Khi thị trường giảm, nhiều mã cùng giảm sẽ bị tâm lý nên bán con nào mà ko biết là nên tăng con nào => Khó kiểm soát, dễ tồn hàng.
⦁ Nếu TT tăng, hiệu quả lợi nhuận thấp.
Ví dụ 2 tài khoản dưới để chúng ta so sánh mức hiệu quả của 1 danh mục gọn và danh mục dàn trải. ( Cùng một thời điểm cơ cấu danh mục
Danh mục gọn 4 mã, hiệu quả danh mục cao
Danh mục nhiều mã: Khó kiểm soát, lợi nhuận thấp, mã này bù mã kia
⦁ Rút từ đó chúng ta có thể tham khảo một phương pháp cơ cấu bạn có thể tham khảo sau:
⦁ Giành 60-70% tỉ trọng quy mô vốn (NAV) để giành cho cổ phiếu trung và dài hạn (chủ yếu cổ phiếu trụ, đầu ngành hoặc vốn hóa lớn hoặc cổ phiếu tăng trưởng bạn lựa chọn, đầu tư 2 quý đến vài năm) => 1 đến 3 mã.
⦁ Giành 30-40% cho cổ phiếu ngắn hạn và lướt sóng => 1-2 mã.
(nắm giữ trong vài tháng)
⦁ Trong trường hợp bạn khó đánh giá được cổ phiếu cho dài hạn, hay ngắn hạn: Hãy phân bổ đều nguồn vốn, sau đó nâng dần các vị thế đúng, giảm dần các vị thế sai.
Khi có lợi nhuận dần bạn có thể rút lợi nhuận và chuyển hóa qua tài sản khác.
⦁ Như vậy danh mục chỉ hạn chế trong vòng 2-5 mã -> Tối ưu được lợi nhuận, kiểm soát và theo sát được danh mục, quản trị được rủi ro.
⦁ Thông thường, nếu hiểu và nắm chắc 1 ngành, bạn chỉ cần theo dõi chu kỳ của ngành đó để tham gia. Bạn cũng có thể đa dạng thành 2-3 ngành, để nắm bắt thêm cơ hội và giảm rủi ro ngành vào chu kỳ downtrend.
Cổ phiếu trung và dài hạn (60-80%) là cổ phiếu nắm giữ trên 6 tháng và trên 1 năm, quyết định phần lớn đến hiệu quả đầu tư. Đây là các cổ phiếu được đánh giá kết hợp yếu tố cơ bản và dòng tiền và các kỳ vọng lâu dài doanh nghiệp sẽ tăng trưởng và giữ tăng trưởng dài hạn. Việc lựa chọn cổ phiếu này cần xem xét khá kỹ càng và cách đi tiền cũng quan trọng. Bởi nó quyết định đến lợi nhuận của tài khoản. Và khi lựa chọn và đi vốn tốt, bạn sẽ không bị thị trường chi phối cảm xúc trong những giai đoạn ngắn hạn. Với list danh mục này, NĐT có thể lựa chọn
+ Trong nhóm VN30 (thanh khoản lớn, hầu hết là doanh nghiệp làm ăn tốt và xem xét chu kỳ giá để lựa chọn điểm vào) phù hợp với các ngành ngân hàng, bán lẻ, công nghệ, sản xuất thiết yếu.
+ Hoặc là cổ phiếu lựa chọn theo trường phái tăng trưởng đạt đủ các tiêu chí về xu hướng tăng trưởng kinh doanh trong trung, dài hạn + dòng tiền tổ chức tham gia + vĩ mô ủng hộ. (Tìm hiểu lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng qua link: đầu tư SEPA)
+ Hoặc cơ cấu 2 mã thỏa mãn 2 điều kiện trên.
Cổ phiếu ngắn hạn, lướt sóng (20-30%) là cổ phiếu đầu tư trong ngắn hạn thời gian thường 1 tháng – 6 tháng, đầu tư theo yếu tố sóng ngành, dòng tiền kỹ thuật hoặc đầu cơ hoặc lướt sóng ngay trên chính cổ phiếu trung và dài hạn.
⦁ Kế hoạch đi vốn:
⦁ Lợi nhuận tạo ra từ những thói quen xấu thường tạo ra thất bại:
Lợi nhuận đến từ việc bạn nghe ngóng được mã cổ phiếu tốt từ người khác / mua đuổi các cổ phiếu đầu cơ / mua bán nhanh đầu cơ cổ phiếu/allin vào một cổ phiếu vừa nghe ngóng được… có thể giúp bạn lợi nhuận trong thời gian đầu nhưng sau một thời gian đều không giữ được lợi nhuận thậm chí lỗ nặng và có thể ko tích lũy đc kinh nghiệm.
⦁ Không để thua lỗ lớn là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công.
Hãy thử tính toán, nếu bạn lỗ 5%, thì cần kiếm lại giao dịch lãi 5% là hòa vốn.
Nhưng nếu bạn lỗ đến 50% (ví dụ giảm từ 20 về 10), thì bạn cần thực hiện mức lãi 100% thì mới hòa vốn chưa nói đến các khoản phí và margin.
⦁ Vì vậy, thực hiện các giao dịch sai cần sửa đúng thời điểm, không nên để nhân lên những mức sai lầm khó sửa. Biết cắt lỗ sớm mới có thể thành công trong đầu tư.
⦁ Bình quân giá lên, không bình quân giá xuống.
Nên để lợi nhuận phát triển khi các vị thế nắm giữ được giá vốn tốt, nâng vị thế có lợi và hạ các vị thế bất lợi. Bán dần các cổ phiếu tăng giá mạnh và hạn chế mua mới/ mua thêm với các vị thế cổ phiếu đã tăng mạnh.
Nói đơn giản, là bình quân giá lên lãi kép cơ hội đúng, không bình quân giá xuống lỗ kép sai lầm.
Vì đánh trung bình giá lên sai 7 thắng 3. Bạn vẫn có thể hoà hoặc thắng. (Cổ phiếu vào trend thường tỉ suất LN cao)
Còn đánh trung bình giá xuống thắng 8 thua 2. Bạn vẫn có thể mất tiền. (Bạn sẽ ko kiểm soát được giá về đâu và có thể mất sạch vốn)
⦁ Trước khi thực hiện một giao dịch, nên tính toán trước mức rủi ro mà bạn chấp nhận và mức kỳ vọng mà bạn mong muốn đối với vị thế đó dựa trên phân tích số liệu, kỳ vọng thời gian tăng giá, kỹ thuật và kinh nghiệm có được (chưa có thì trong quá trình sẽ dần đánh giá được). Thông thường một giao dịch với kỳ vọng trên 2 lần rủi ro chấp nhận thì có thể tham gia (rủi ro chấp nhận thường ko quá 10%). Và để được như vậy nên nhìn dài kết hợp cơ bản dòng tiền vĩ mô và doanh nghiệp.
⦁ Không ai đoán được đáy và đỉnh.
Và đó không phải là yêu cầu để đạt được thành công. Thay vì thế hãy tập trung vào việc tạo ra mức lợi nhuận tốt nhất. Đồng thời kiểm soát mức rủi ro có thể gặp phải.
⦁ Như vậy, các Quy tắc đi vốn chúng ta cần có:
⦁ Kỷ luật với các quy tắc ban đầu.
⦁ Nên xác định tỉ lệ cơ hội lợi nhuận/rủi ro >= 2 lần
⦁ Bình quân giá lên, ko bình quân giá xuống.
⦁ Chốt dần lợi nhuận khi tín hiệu cổ phiếu, ko nhìn vào con số lợi nhuận.
⦁ Nếu gặp vị thế sai, dứt khoát bán để ko mắc lỗi lầm khó sửa.
⦁ Hãy tập trung vào danh mục của mình và vĩ mô, đừng nhìn quá nhiều cổ phiếu và TT.
⦁ Không nên tin hoàn toàn vào doanh nghiệp mà nên tin vào diễn biến cổ phiếu đang diễn ra kỷ luật với nguyên tắc đã đặt ra.
⦁ Kỷ luật với quy tắc đã đưa ra.
⦁ ĐI VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN, QUẢN TRỊ RỦI RO
Ví dụ chúng ta đang có vốn là 1 tỷ VND
Đầu tiên, chúng ta tìm kiếm cổ phiếu đạt đủ tiêu chí đầu tư. Chờ đợi cổ phiếu này chạm tới điểm mua hợp lý. Hãy tính toán số vốn mà chúng ta muốn mua ở cổ phiếu này.
Ví dụ tôi muốn mua HPG 400-500tr từ tháng 3/2021 quanh mức giá đi ngang 33x (trước chia cổ tức tầm 40).
Bước 1:
Mua 40-50% vị thế tại mức giá hiện tại (ở đây là tầm 200-250tr triệu) khi giá quanh mức nền hoặc có tín hiệu break lên 34. HPG đã trải qua một giai đoạn rũ hàng thanh khoản thấp, và có những tín hiệu tốt khi mà đầu ra nhu cầu tăng cao, giá bán thép tăng trong khi đầu vào ở mức thấp
Bước 2:
Khi này, nếu bạn mua tại phiên 19/03/2021, thì giá cổ phiếu đã trải qua mức giảm 5%. Với mức này và bạn mua 40-50% vị thế thì mức lỗ tổng chấp nhận đang là 2-2.5%. Vì vậy bạn ko quá bị tâm lý và có thể xem xét liêu cổ phiếu có chạm mức cắt lỗ tổng 5% (tương đương lỗ tầm 7-10% vị thế ban đầu) thì bạn nên cắt lỗ hẳn để bảo đảm tâm lý vững và đánh giá lại giao dịch.
Nếu mức lỗ chưa vi phạm nguyên tắc, bạn có thể nắm giữ.
Trong trường hợp này, HPG đã chạm mức lỗ 5% trên vị thế 40-50%, nên có thể chấp nhận được nhưng cần theo dõi.
HPG quay lại mức giá nền 33x và vượt điểm mua ban đầu 2-3%, bạn mua tiếp 30% vị thế (tức tầm mua thêm 150tr). Như vậy là đã giải ngân đc 70-80% vị thế mong muốn.
Bước 3:
Mua 20% vị thế còn lại (100tr) khi cổ phiếu tăng thêm 2%-2.5% từ lần mua thứ hai, tức 5% so với lần mua đầu tiên của bạn (và bảo đảm cổ phiếu không vượt quá xa 5% so với điểm mua break ban đầu.
Bước 4:
Theo dõi nắm giữ cổ phiếu và hạn chế mua thêm tăng vị thế đối với cổ phiếu này. Xem xét thêm cơ hội đầu tư đối với 1 cổ phiếu khác đang quanh nền và đang dần có điểm mua. Mua đủ 60-70% danh mục đầu tư dài hạn có thể dùng 30% vốn để cơ cấu danh mục ngắn hạn.
Bước 5:
Đối với tỉ trọng ngắn hạn, hầu như cách vào lệnh cũng tương tự nhưng đảm bảo nguyên tắc không xâm phạm vốn đầu tư dài hạn, tỉ trọng chỉ nằm trong 30% vốn đầu tư. Duy trì nguyên tắc cắt lỗ tối đa 7-10% (tức tổng lỗ 2.1-3% tổng vốn). Chốt lãi nhanh hơn theo chu kỳ ngắn theo quý/tháng. Tuân thủ nguyên tắc không mua quá số lượng mã cho phép (tối đa 5 mã).
Bước 6:
Song song từ bước 4 trở đi, theo dõi các thông tin về doanh nghiệp và đánh giá xu hướng tương lai cổ phiếu trung và dài hạn. Không nên lay động bởi những biến động ngắn hạn của thị trường chung mà nên tập trung về các cổ phiếu trong danh mục cá nhân.
Đánh giá dòng tiền vĩ mô, đánh giá vĩ mô tác động ngành nghề, đầu ra, đầu vào doanh nghiệp, dòng tiền và kỹ thuật của doanh nghiệp
Bước 7:
+ Khi cổ phiếu trong danh mục tăng mạnh (25-50-70-100%) so với mức giá mua ban đầu, có thể xem xét chốt lời dần 40-50% cổ phiếu nắm giữ. Giữ lại 40 đến 60% vị thế để theo dõi chu kỳ doanh nghiệp, nếu vẫn còn tiềm năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và biên lợi nhuận. Và có thể bắt dao rơi nếu giá cổ phiếu rớt do tác động thị trường chung mà ko do nội tại doanh nghiệp. chỉ bắt dao rơi khi đã có vị thế tốt và tổng vốn đã được hạ hoặc còn thấp (ví dụ TH trên là đang dưới 300tr) –mua lại phần đã chốt, ko nâng thêm vốn.
+ Nếu giá cổ phiếu rớt 10% từ đỉnh hoặc mức giá mua sau cùng, nên xem xét hạ tỉ trọng phần mua thêm.
+ Nếu doanh nghiệp hết kỳ vọng tăng trưởng hoặc có cơ hội đầu đầu tư tốt hơn, hoặc giá cổ phiếu có tín hiệu phân phối, chốt lãi hết toàn bộ và lặp lại nguyên tắc vào ra đối với cổ phiếu mới.
Note: Trong các bước trên (1-2-3), nếu bạn là người đến sau, khi giá cổ phiếu đã phản ánh phần lớn (ví dụ HPG mua tại 47-52-56) thì bạn cần tuân thủ bước 7. Cắt lỗ từng phần so với các vị thế bạn mua sau, ví dụ HPG vi phạm 54-53 thì cắt phần mua 56, vi phạm 52-50 cắt hết toàn bộ. Lưu ý vì bạn là người đến sau, nên bạn không thể gồng được như những người có vị thế từ 33-36. Và có thể cổ phiếu đang kết thúc chu kỳ, không nên tin hoàn toàn vào doanh nghiệp mà nên tin vào diễn biến cổ phiếu đang diễn ra kỷ luật với nguyên tắc đã đặt ra.
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995