Trên TTCK, rủi ro là điều không tránh khỏi. Những người thành công trên TTCK, các chuyên gia, môi giới đều phải trải qua rủi ro lỗ mà họ gặp trong quá trình đầu tư. Và họ quản trị rủi ro thông qua kế hoạch giao dịch linh hoạt. Cách duy nhất để kiểm soát rủi ro là cần xác định được:
⦁ Mua và bán cổ phiếu nào và bao nhiêu cổ phiếu
⦁ Khi nào chúng ta mua và bán
⦁ Làm thế nào để chuẩn bị có các tình huống bất ngờ
Là một nhà đầu tư, chúng ta muốn thành công phải học cách cắt lỗ vì chúng ta ko thể nào kiểm soát được giá thực sự sẽ đi về đâu. Mục tiêu của chúng ta là giảm bớt rủi ro và có thể kiểm soát được khả năng thua lỗ.
Các NGUYÊN TẮC cần tuân thủ KỶ LUẬT :
⦁ Có kế hoạch ứng phó với rủi ro và sai lầm.
⦁ Chấp nhận cắt lỗ nhỏ để nhận diện và sửa sai.
⦁ Bình quân giá lên với vị thế đúng, không bình quân giá xuống với vị thế sai.
⦁ Chốt lãi từng phần với cổ phiếu có lãi , cắt lỗ ngay khi chạm tỉ lệ dừng lỗ đã kế hoạch trước.
Không để cảm xúc chi phối, tuân thủ kỷ luật.
⦁ Không tài khoản ai giống nhau nên chủ động với tài khoản cá nhân.
Lệnh dừng lỗ đầu tiên:
Trước khi mua cổ phiếu, chúng ta xác định mức lỗ tối đa: là mức lỗ giá sẽ đóng vị thế nếu giá chuyển động chống lại kỳ vọng. Thời điểm chạm mức dừng lỗ, đóng vị thế ngay mà ko lưỡng lự.
=> Khi thoát khỏi cổ phiếu lỗ này, chúng ta sẽ đánh giá lại tình hình cổ phiếu với cái đầu sáng suốt hơn.
Khi cổ phiếu tăng giá, nâng điểm dừng lỗ lên để bảo vệ thành quả.
Mở lại vị thế :
Cổ phiếu mà chúng ta đánh giá cơ bản tốt, khi vi phạm nguyên tắc cần dừng lỗ. Bởi có thể nó còn rơi sâu và ko kiểm soát được mức lỗ hoặc chúng ta đã đánh giá sai tiềm năng của cổ phiếu. Dừng lỗ theo nguyên tắc là cách kiểm soát tài khoản và cảm xúc.
Nếu xác định đúng cổ phiếu thì sẽ có điểm mở vị thế mới khi tạo nền giá mới hoặc quay lại vùng nền cũ.
Nếu đi kèm đợt rũ bỏ thanh khoản thấp, và tăng trở lại thanh khoản lớn có thể là đợt tăng giá mạnh.
Đôi khi phải mất 2-3 lần mua và cắt lỗ mới bắt được con sóng lớn. Và chúng ta ko nên loại bỏ cổ phiếu đã đánh giá tiềm năng tốt ra khỏi danh mục cổ phiếu. Nhà giao dịch chuyên nghiệp thường tỏ ra khách quan và thản nhiên khi dính vài ba lần lệnh dừng lỗ.
Bởi nếu 7 lần đúng 3 lần lỗ lớn vẫn có thể mất hết. Còn nếu 3 lần đúng lớn, 7 lần sai nhỏ bạn vẫn có thể lãi hoặc hòa. Hay số lần thắng với số lần thua là 5:5, nhưng những lần đúng mức lãi trung bình của tôi cao, còn số lần lỗ thì ở mức thấp, vậy tôi vẫn lãi.
Kế hoạch chốt lãi:
Khi có được mức lãi lớn hơn nhiều so với mức dừng lỗ ban đầu, chúng ta nên chốt từng phần lợi nhuận.
Chúng ta có thể để lệnh dừng lỗ lên hòa vốn hoặc để dừng lỗ động (trailing stop)
Ví dụ: Mức dừng lỗ ban đầu 7%, lãi đang mức 20% thì nâng dừng lỗ lên hòa vốn hoặc nâng lên thành khi còn lãi mức 14% chốt bớt tỉ trọng và chốt dần hết.
Có thể chốt lợi nhuận khi:
⦁ Giá cổ phiếu đang tăng mạnh (giảm bớt tỉ trọng) hoặc giá đã vượt quá mức giá hợp lý, bên mua yếu dần.
⦁ Giá cổ phiếu giảm (gãy xu hướng dài hạn, hết chu kỳ, chạm dừng lỗ động).
Bán dần cổ phiếu, bán hết khi giá lỗ dưới giá vốn 5-10%.
NĐT đang lãi từ giá vốn rất thấp 3x có thể chia từng phần giảm tỉ trọng.
Kế hoạch đối phó với sự kiện bất ngờ, thảm họa:
Chúng ta nên có một kế hoạch để ứng phó với các sự kiện thiên nga đen mà chúng ta ko thể xác định trước được: chiến tranh, lãnh đạo bị bắt, mất nguồn điện, nhà máy bị cháy ….
⦁ Cần có định hướng kế hoạch trước để có phương án xử lý khi gặp dầu sôi lửa bỏng. Khi chúng ta đã có kế hoạch, vậy thì chúng ta sẽ đối diện thảm họa một cách rất bình tĩnh, an nhiên và đánh giá lại thực tế rất sáng suốt.
⦁ Bán theo tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục đưa về tỉ trọng vừa phải để không tác động lớn tới tâm lý và tài sản, nhận diện lại rủi ro.
Lúc nào nên cắt lỗ:
Chúng ta có thể không xác định được lợi nhuận bao nhiêu. Nhưng có thể kiểm soát được mức lỗ ở mỗi giao dịch. Để thành công trong đầu tư, chúng ta phải xác định tỉ số lợi nhuận/ rủi ro lớn hơn 1.
Có nghĩa là chúng ta có thể xác định mức lãi trung bình có thể đạt được. Và kiểm soát dừng lỗ ít hơn để giữ được lợi nhuận.
=>Quy tắc chung là nên cắt lỗ bằng hoặc ít hơn 1 nửa mức lãi trung bình bạn kiếm được.
Nếu chúng ta để mức lỗ trên mức lãi trung bình, thì chúng ta sẽ mắc phải gồng lỗ tài khoản và khó để cứu vớt.
Ví dụ, nếu thường lợi nhuận các TH lãi là 20%, thì đặt mức cắt lỗ tối đa là 10%. Nếu xác suất thắng là 50:50 thì vẫn lãi, và thậm chí xác suất thắng thấp hơn vẫn có thể lãi hoặc hòa, hoặc lỗ nhẹ. Nếu đặt mức lỗ cao hơn, thì tổng kết tài khoản dễ lỗ.
Luôn xác định được rủi ro trước khi gặp phải. Trước khi mua cổ phiếu, thường kỳ vọng mức lãi chúng ta đạt nhưng cần xác định mức lỗ tối đa để khi chạm tới chúng ta dứt khoát, nếu ko dứt khoát dần chúng ta sẽ quên nó đi, buông thả và tìm lý do để biện hộ cho sai lầm.
⦁ Cần cam kết kỷ luật với bản thân khi cắt lỗ theo nguyên tắc. Và cắt lỗ ít hơn nửa mức lãi trung bình có thể kiếm được.
Chấp nhận thất bại nhiều hơn
Việc dự đoán thị trường ngày mai lên hay xuống không khác gì dự đoán “tài xỉu”. Thay vào đó nên đưa ra vài kịch bản có thể xảy ra và các phương án/kế hoạch xử lý với từng kịch bản.
Và việc mua hay bán sai là chuyện chúng ta phải chấp nhận vì chúng ta ko kiểm soát được tỉ lệ đúng của hệ thống, ko kiểm soát đc giá tăng hay giảm. Chúng ta chỉ kiểm soát được mức dừng lỗ.
Đưa ra các kế hoạch, nguyên tắc trong các kịch bản. Và tuân thủ nguyên tắc đó khi đối với kịch bản xảy ra.
⦁ Việc không xác định trước nguyên tắc chốt lãi/ cắt lỗ hoặc có nhưng không tuân thủ thực hiện sẽ khiến cho NĐT phải trả giá rất nhiều tiền.
⦁ Để khoản lỗ vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ khiến phải trả giá cực đắt, là sai lầm chết người. Giống như việc lái xe mà ko có thắng.
⦁ Biết cắt lỗ cũng là một thành công lớn trong đầu tư chứng khoán.
⦁ Nếu cắt lỗ đúng đáy => không hối hận vì thành công trên TTCK không dựa vào vận may. Khi hệ thống giao dịch yêu cầu cắt lỗ, chúng ta cần kỷ luật tuân thủ nó.
⦁ Đừng nên trông chờ vào ai mà hãy chủ động với tài khoản của mình. Không tài khoản ai giống nhau và việc trông chờ vào người khác sẽ chỉ khiến bạn lạc lối trong cách quản trị tài khoản. Càng dễ xa thành công.
Xử lý một khoản thua lỗ kéo dài:
Việc mua để lỗ lớn đã là sai lầm của chúng ta. Việc tiếp tục gồng lỗ có thể sẽ khiến chúng ta thêm thiệt hại cả về tài sản, sức khỏe lẫn tinh thần. Đến lúc này nhiều người đã có tâm lý buông thả chờ hòa, hoặc bình quân giá xuống. Tất nhiên mọi người đã hiểu tác hại của những tâm lý chung này của nđt( phần II). Nhớ rằng, nếu không đối diện với sai lầm, thì sai lầm sẽ tiếp diễn và ngày càng tồi tệ hơn trước khi chúng ta không còn cơ hội sai lầm tại TT này.
Vậy thì chúng ta sẽ làm gì khi đang gặp một khoản lỗ lớn hoặc sai liên tục:
⦁ Dứt khoát bán giảm tỉ trọng các vị thế lỗ.
⦁ Bán các cổ phiếu có tỉ trọng nhỏ trong danh mục mà đang lỗ.
⦁ Không bình quân giá xuống.
⦁ Tâm lý và kỷ luật, sẽ là kẻ thù của thành công. Kỷ luật sẽ song hành với thành công.
⦁ Sau khi danh mục được thu gọn, ổn định tâm lý, sức khỏe, tinh thần.
⦁ Lên kế hoạch đánh giá lại danh mục, thị trường, vĩ mô, doanh nghiệp.
⦁ Lên kế hoạch cơ cấu lại danh mục, thực hiện và tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ, chốt lãi trở lại.
⦁ Chọn thời điểm và chọn mã rất quan trọng, tuy nhiên kỷ luật quản trị rủi ro ảnh hưởng phần lớn đến hiệu quả danh mục một cách bền vững.
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995