I. CHU KỲ CỦA CỔ PHIẾU SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI
1. Hình thành hiểu biết về doanh nghiệp
Bản chất hiệu quả của một doanh nghiệp là gia tăng giá trị đầu ra, tối giản chi phí đầu vào, như vậy lợi nhuận ròng của doanh nghiệp mới cao, mới gia tăng lợi ích cho lãnh đạo và công nhân viên và cổ đông.
Khi đánh giá doanh nghiệp trước hết cần biết các yếu tố sau:
- Lãnh đạo doanh nghiệp có tâm phát triển kinh doanh hay vướng nhiều bê bối?
- Lịch sử kinh doanh có uy tín hay không?
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì: Sản xuất kinh doanh gì
- Nguyên liệu hay đầu vào của doanh nghiệp là gì?
- Đầu ra của doanh nghiệp là gì?
Với một NĐT cá nhân, có thể chỉ cần nghiên cứu và lựa chọn một doanh nghiệp tương ứng 1 mã cổ phiếu có chu kỳ rõ nhất để xem xét thời điểm tham gia hay đứng ngoài, không bị nhiễu loạn bởi nhiều doanh nghiệp.
Đối với NĐT chuyên nghiệp (giành thời gian nhiều tìm hiểu), có thể lọc các tiêu chí và lựa chọn cổ phiếu chu kỳ. (Lập hệ thống doanh nghiệp bộ lọc – Tham khảo VGSBox tại https://vigreenstock.com/bo-du-lieu-co-ban/
2. Chu kỳ doanh nghiệp
Chu kỳ của doanh nghiệp sản xuất và thương mại được kỳ vọng khi doanh nghiệp đồng thời:
+ Tăng về tài sản: Tăng về quy mô nhà xưởng, cửa hàng, công suất hoạt động (Chỉ tiêu TSCĐ, chi phí xây dựng cơ bản dở dang) => Tăng sản lượng sản xuất (Hàng tồn kho – nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa)
- Đánh giá dựa trên cân đối kế toán và thực tế doanh nghiệp qua link:
+ Tăng về dòng tiền và lợi nhuận trong tương lai : Tăng về khả năng tiêu thụ,sản lượng tiêu thụ, giá bán đầu ra, giá đầu vào giảm hoặc không tăng mạnh bằng giá bán (Doanh thu, biên lợi nhuận, lợi nhuận, giá vốn hàng bán – lịch sử và dự kiến dựa trên tài sản).
- Đánh giá dựa trên tín hiệu kết quả kinh doanh qua link: https://vigreenstock.com/bang-bao-cao-ket-qua-hoat-kinh-hieu-va-ung-dung-danh-gia-co-phieu/
Đánh giá xu hướng đầu ra và đầu vào thêm dựa trên yếu tố vĩ mô -> ngành, cung cầu thị trường.
3. Chu kỳ giá và chu kỳ doanh nghiệp – Xác định thời điểm mua
Thông thường giá cổ phiếu thường đi trước kỳ vọng về doanh nghiệp, và chu kỳ giá và chu kỳ doanh nghiệp đều trải qua 4 giai đoạn tương ứng:
Được chi tiết tại bài viết : Phương pháp đầu tư SEPA – VGSBox (Yến Lee tổng hợp) – Nhấn vào Link
Giai đoạn 1: Giai đoạn tích lũy – Kinh doanh đi ngang, bão hòa hoặc sau giai đoạn khó khăn đang cơ cấu lại doanh nghiệp, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, ít người để ý hoặc thị trường kinh doanh và ck tẻ nhạt.
Giai đoạn 2: Pha tăng giá, tăng tốc, thanh khoản bắt đầu tăng – Giai đoạn có tín hiệu về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận biên và lợi nhuận sau thời gian dài giảm hoặc đi ngang.
Giai đoạn 3: Phân phối: Khối lượng tăng ở những pha chỉnh, giá không tăng hoặc biến động lớn – Lợi nhuận vẫn cao và tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần, bắt đầu tạo đỉnh về biên lợi nhuận, doanh thu, lợi nhuận, EPS bắt đầu giảm.
Giai đoạn 4: Tháo chạy, giá giảm mạnh, thanh khoản những đợt giảm giá tăng mạnh, những đợt tăng giá thanh khoản thấp cho tới khi nguồn cung cạn kiệt – Biên lợi nhuận bắt đầu sụt giảm và dần sụt giảm mạnh về doanh thu, biên lợi nhuận hoặc lợi nhuận, EPS gần như giảm sâu. Một số trường hợp LN xấu bất ngờ. Và đến hiện tại chưa có dấu hiệu dừng giảm.
- Và giai đoạn 1 quay trở lại.
Thông thường chúng ta sẽ không mua ở giai đoạn 1 mà theo dõi và mua khi tín hiệu của giai đoạn 2 và chỉ cần tham gia 1/3 – 2/3 trong giai đoạn 2 là chúng ta đã thành công đối với việc nắm bắt chu kỳ cổ phiếu. Nếu bắt đáy chúng ta là NĐT giá trị và có thể là sai lầm nếu như lựa chọn sai DN. Thay vào đó đầu tư tăng trưởng chúng ta nắm bắt chu kỳ và không bắt đáy, tham gia khi đầu chu kỳ giai đoạn 2.
Chi tiết xem chu kỳ doanh nghiệp và xác định điểm vào qua phần II sau:
II. CÁCH NHẬN DẠNG CHU KỲ TÌM ĐIỂM VÀO CỔ PHIẾU QUA VGSBOX:
Sau giai đoạn suy thoái và tích lũy khó khăn, khi doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu về tăng trưởng nhờ: Quy mô mở rộng, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng dần, lãnh đạo mớ kỳ vọng…đồng thời, đầu vào được tiết giảm hơn hoặc tăng chậm hơn đầu ra…
- Điều này được chúng ta nhận diện dựa trên tài sản của doanh nghiệp/ vĩ mô
- Hoặc có thể nhận diện dựa trên VGSBOX – Dữ liệu tài chính tinh gọn tiêu chí tối ưu nhất để đánh giá chu kỳ tăng trưởng doanh nghiệp.
Bảng 2: Trích đoạn Dữ liệu Cổ phiếu theo PP SEPA của độc quyền do VGStock thực hiện
Dựa vào bảng dữ liệu trên, chúng ta tìm điểm tín hiệu tăng trưởng về doanh thu, biên lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó sẽ đi kèm với tăng trưởng về thị giá của cổ phiếu.
Hình 3: Diễn biến cổ phiếu HPG đi kèm với đánh giá về chu kỳ kinh doanh Hòa Phát
Giai đoạn 2019-2020, doanh thu và biên lợi nhuận đã bắt đầu có sự cải thiện. Đây cũng là thời điểm HPG bắt đầu đưa nhà máy Dung Quất 1 đi vào vận hành chạy thử và cung hàng ra thị trường. Giá cổ phiếu HPG có giai đoạn tích lũy đi ngang và có sự cải thiện thanh khoản vào cuối năm 2019. Có tín hiệu thoát khỏi trendline từ 2019. Năm 2020, tín hiệu tăng tốc về doanh thu và lợi nhuận sau khi đưa Dung Quất vào hoạt động thành công, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh cùng với giá bán. Giá cổ phiếu tăng mạnh bứt tốc, thanh khoản tăng dần, các phiên giảm thanh khoản thấp, các đợt hồi phục thanh khoản cao.
Cho tới quý 2-3/2021, biên lợi nhuận và doanh thu ở mức cao, trong khi công suất sản xuất dần đạt đỉnh, tín hiệu khó khăn về tiêu thụ và giá bán. Giá cổ phiếu tăng giảm biên độ cao, thanh khoản tăng nhưng giá ko tăng nhiều. Dần các đợt giảm thanh khoản tăng.
Từ đầu 2022, giá bắt đầu giảm mạnh cùng với thanh khoản tăng. Lúc này lợi nhuận và biên lợi nhuận dần giảm và giảm mạnh, mặc dù doanh thu đi ngang hoặc tăng. EPS giảm dần.
- Như vậy những tín hiệu về doanh thu và biên lợi nhuận, tín hiệu về giá cổ phiếu giúp chúng ta đánh giá được thời điểm tham gia và bán cổ phiếu, cũng như thời điểm đứng ngoài chu kỳ.
- Đây được gọi là hệ thống giao dịch SEPA mà chúng tôi đã tích lũy được từ Phù thủy chứng khoán và chúng tôi ứng dụng vào TTCK Việt Nam.
Cảm ơn quý NĐT đã theo dõi. Cần thắc mắc hay hỗ trợ, quý NĐT hãy đăng ký là thành viên VGS-er hoặc nhận VGSbox qua chuyên viên hỗ trợ: 0334652793 Ms Thu Thủy.
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995