Chu kỳ cổ phiếu chứng khoán khá sát với diễn biến của TTCK. Đây là dòng cổ phiếu có biên độ giao động lớn, chu kỳ tăng trưởng sẽ tăng rất mạnh và ngược lại. Chính vì vậy nắm bắt và tận dụng được chu kỳ thị trường đối với cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ có cơ hội tăng trưởng tài sản tốt. Tuy nhiên cần có nguyên tắc quản trị rủi ro khi ngành đi vào giai đoạn suy thoái.
I. ĐÁNH GIÁ VỀ NGÀNH CHỨNG KHOÁN:
Cổ phiếu ngành chứng khoán là ngành TOP 3 có vốn hóa lớn và sức ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam, với hơn 20 doanh nghiệp niêm yết. Đây là nhóm ngành cổ phiếu có diễn biến giá theo khá sát với diễn biến và thanh khoản của TTCK nói chung bởi nguồn thu của các công ty đến từ:
- Môi giới chứng khoán (phí giao dịch NĐT ~ giá trị giao dịch của TT)
- Cho vay ký quỹ (margin)
- Tự doanh chứng khoán (đầu tư chứng khoán)
Và một số hoạt động khác như bảo lãnh phát hành, tư vấn,…
Bởi vậy nên đánh giá chu kỳ của cổ phiếu ngành chứng khoán cũng giống như đánh giá chu kỳ của Thị trường Chứng khoán. Bởi phụ thuộc khá nhiều vào thanh khoản của TT, chu kỳ tăng, giảm của thị trường chứng khoán chung. Cổ phiếu về dài hạn thì được đánh giá bởi giá trị, tuy nhiên Chu kỳ TTCK chung lại bị tác động lớn bởi Dòng tiền, và các yêu tố sau sẽ tác động đến dòng tiền của TT:
- Các Chính sách tiền tệ và lãi suất – Đi kèm với chu kỳ nền kinh tế: suy thoái, lạm phát, tăng trưởng, khủng hoảng.
- Tỉ giá và cơ hội Vốn đầu tư hay các quỹ nước ngoài
- Hệ thống công nghệ, hệ thống thông tin, sức hút của TTCK Việt Nam tới các quỹ đầu tư, tổ chức và cá nhân.
Khi các yếu tố ủng hộ cho dòng vốn tham gia thị trường CK, thì chu kỳ của TTCK và cổ phiếu sẽ ở chu kỳ uptrend và ngược lại, khi TTCK bị rút bớt dòng tiền – thông thường ở giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt – thì TTCK sẽ vào giai đoạn downtrend.
II. ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU NGÀNH CHỨNG KHOÁN:
- Cơ hội của ngành:
Như đề cập phía trên, chúng ta sẽ đánh giá chu kỳ và cơ hội của TTCK:
- Các chính sách tiền tệ của Chính Phủ và các yếu tố tác động đến thanh khoản/giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán, các sản phẩm mới của TT chứng khoán
- Tác động đến xu hướng của thị trường chứng khoán.
- Công nghệ, tỉ giá, tác động đến dòng vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống thông tin, định kiến và mức độ phổ cập của chứng khoán đến người dân.
Cũng giống như CP ngành BĐS (được hỗ trợ đánh giá tại bài viết: ….), chúng ta thường chỉ nên tham gia cổ phiếu ngành chứng khoán khi TTCK ở giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Đấy là giai đoạn chính sách tiền tệ dần nới lỏng hơn đặc biệt cho thị trường vốn, các quỹ đầu tư, tổ chức và cá nhân bắt đầu mở tài khoản đầu tư, hoặc đối với TT tích lũy thì tham gia khi nền kinh tế dần ổn định và tăng trưởng -> Thanh khoản có kỳ vọng tăng trưởng.
Chúng ta thường quan tâm tới các DN đầu ngành, thị phần tăng trưởng tốt, lãnh đạo có tâm và ít bê bối làm giá cổ phiếu. Các doanh nghiệp tăng trưởng về giá trị môi giới hoặc cho vay, quy mô vốn, danh mục đầu tư tự doanh có kỳ vọng.
Một số cổ phiếu Ngành chứng khoán niêm yết có thể theo dõi đánh giá: VND, SSI, HCM, FTS, BSI, CTS, VCI, TVS, AGR
Một cố cổ phiếu doanh nghiệp mới nổi cần đánh giá kỹ hơn ở ban lãnh đạo và chiến lược kinh doanh.
2. Đánh giá cơ hội và so sánh cơ hội đối với từng Cổ phiếu:
Hình 1. Mô hình thu nhập các cty chứng khoán
Đối với từng doanh nghiệp chứng khoán, sẽ có cơ cấu kinh doanh và nguồn thu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sẽ có 3 nguồn chính là môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh.
Đối với mảng Môi giới: Quan tâm tới tăng trưởng giá trị môi giới, thị phần.
=> Mạnh khi thanh khoản TT tăng. Công ty chiếm thị phần cao và tăng trưởng về thị phần nhờ chính sách hoặc công nghệ tốt.
Đối với mảng Kỹ quỹ: Quan tâm giá trị cho vay, quy mô vốn, tình hình thị trường.
=> Mạnh khi công ty có mảng môi giới mạnh, quy mô vốn tốt và TTCK diễn biến ổn định tích cực. Chính sách margin cho vay tối ưu, nâng quy mô vốn để nâng cao khả năng cho vay.
Theo quy định UBCK thì các CTCK chỉ được cho vay tối đa 200% vốn chủ sở hữu.
Đối với mảng tự doanh: Quan tâm quy mô tự doanh, danh mục tự doanh,
=> Mạnh khi danh mục tự doanh của CTCK khỏe hơn chủ số chung, hoặc quản trị rủi ro tốt.
Mảng TV và bảo lãnh phát hành: Các hoạt động bảo lãnh phát hành, trái phiếu, M&A mạnh thông qua các công ty chứng khoán.
3. Trình tự đánh giá cổ phiếu ngành Chứng khoán:
- Theo dõi Thị phần và tăng trưởng của công ty chứng khoán
- Xem xét cơ cấu doanh thu, lợi nhuận , tăng trưởng hoạt động -> Đẩy mạnh hoạt động nào
- Tăng trưởng các khoản tài sản FVTPL, cho vay
- Xem chi tiết các khoản mục và danh mục tự doanh
- Định giá phương pháp đơn giản.
Hình 1: Dữ liệu SSI do VGStock cung cấp độc quyền.
Hình 2. Thị phần môi giới các Công ty Chứng khoán đầu năm 2022
Ví dụ với thôgn tin trên, SSI là công ty niêm yết có thị phần lớn nhất. Với cơ cấu doanh thu từ hoạt động đầu tư thường cao hơn. Tuy nhiên mảng cho vay margin và môi giới là tnguồn thu ổn định của SSI.
Cách đánh giá chi tiết Cổ phiếu doanh nghiệp ngành chứng khoán:
NĐT cần hỗ trợ tổng hợp số liệu so sánh các doanh nghiệp chứng khoán và đánh giá chu kỳ ngành, liên hệ nhận bộ dữ liệu VGStock – Sepa qua chuyên viên quản lý tài khoản hoặc chuyên viên Yến Lee 0916.421.232 (Zalo zalo.me/84916421232 )
Đăng ký Mở tài khoản VPS miễn phí để nhận tư vấn: https://openaccount.vps.com.vn/?MKTID=BJ0U
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/fgjfmc945
Đã có TK tại VPS : Gắn ID tài khoản theo cú pháp hình ảnh: