ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP NGÀNH CHỨNG KHOÁN
Đánh giá chu kỳ nhóm ngành chứng khoán : https://3schungkhoan.com/2022/11/14/cach-danh-gia-co-phieu-nganh-chung-khoan/
Đánh giá từng doanh nghiệp trong ngành chứng khoán:
Dựa vào nguồn thu của các công ty chứng khoán bao gồm:
- Môi giới chứng khoán (phí giao dịch NĐT ~ giá trị giao dịch của TT)
- Cho vay ký quỹ (margin)
- Tự doanh chứng khoán (đầu tư chứng khoán)
Và một số hoạt động khác như bảo lãnh phát hành, tư vấn,…
Chúng ta sẽ phân tích liệu doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tối ưu nhất hay không:
1. Doanh thu từ hoạt động môi giới
- Nguồn thu nhập từ hoạt động môi giới phụ thuộc lớn vào thị phần hoặc tăng trưởng giá trị giao dịch của công ty chứng khoán, thường được thể hiện qua số tài khoản mở mới và tăng trưởng giá trị lưu ký của công ty chứng khoán. Vì vậy nó sẽ đi sát với sự tăng trưởng của TTCK. .
Các doanh nghiệp có hệ thống công nghệ ổn định, chính sách tốt cho KH sẽ chiếm được thị phần lớn.. Các doanh nghiệp có chính sách ổn định thì thường giữ chân KH và quỹ lớn. Các doanh nghiệp khó cạnh tranh về chính sách, thị phần thường sẽ đầu cơ theo ngành hơn.
Ví dụ xem giá trị lưu ký của NĐT trên báo cáo tài chính công ty chứng khoán SSI năm 2020
Hoạt động môi giới sẽ tốt hơn nếu công ty chứng khoán vừa giữ được thị phần top, thu hút nhiều NĐT tham gia mua bán, vừa được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
2. Doanh thu từ hoạt động cho vay margin
– Một công ty mạnh trong mảng môi giới và margin sẽ được hưởng lợi lớn khi thị trường chứng khoán sôi động với thanh khoản cao, ngược lại công ty đó sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu thị trường chứng khoán trầm lắng với thanh khoản thấp.
Ví dụ: Những quý giữa năm 2021, dư nợ margin trên thị trường liên tiếp lập kỷ lục, quý sau cao hơn quý trước. Trong trường hợp HoSE khắc phục được sự cố nghẽn lệnh, thanh khoản thị trường tiếp tục lên tầm cao mới thì nhu cầu margin tiếp tục lập đỉnh mới cũng là điều không quá bất ngờ. Do đó, các CTCK đã đẩy mạnh phương án phát hành cổ phiếu để gia tăng khả năng cho vay, đón đầu xu hướng bùng nổ thanh khoản thị trường trong thời gian này như VND, HSC (mã HCM), SSI..
Cụ thể như công ty chứng khoán SSI:
- Tháng 03/2021, SSI phát hành gần 47 triệu cổ phiếu để chuyển cho lô trái phiếu trị giá
1.150 tỉ đồng với mức giá 24.541 đồng/cổ phiếu.
- Chứng khoán SSI thông qua phương án phát hành 219 triệu cổ phiếu thưởng và tối đa gần 110 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
- Đánh giá hiệu quả từ cho vay margin dựa trên hoạt động cho vay với nguồn tài trợ cho
Hoạt động cho vay tại SSI qua các năm :
Hình 3. Hoạt động cho vay Margin của SSI (Dữ liệu độc quyền do VGStock tổng hợp)
Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, với việc TT chứng khoán diễn biến xấu, NĐT bán tháo cổ phiếu và tỉ lệ bị call margin khá nhiều, nên giá trị cho vay margin giảm khá rõ rệt. Như vậy doanh thu từ hoạt động cho vay margin giảm mạnh, tác động giảm đến nguồn thu của công ty chứng khoán.
3. Doanh thu từ mảng tự doanh
- Thị trường chứng khoán thăng hoa cùng với lượng tài khoản chứng khoán nhà đầu tư cá nhân mở mới tăng cao kỷ lục góp phần không nhỏ cho các công ty chứng khoán ghi lãi đậm về tự doanh. Lợi nhuận tự doanh của công ty chứng khoán được thể hiện phần lớn ở các tài sản FVTPL. Bên cạnh đó, rủi ro lớn nhất đối với một công ty chứng khoán cũng thường là rủi ro đến từ danh mục tự doanh (FVTPL và AFS) nên khi đầu tư chúng ta luôn phải lưu ý theo sát các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tự doanh của họ để tránh các rủi ro cổ phiếu giảm mạnh gây thua lỗ cho công ty chứng khoán.
- Cách ghi nhận trên kết quả hoạt động kinh doanh:
- Cũng chính từ danh mục tự doanh này, khi TTCK đi vào downtrend hoặc khó khăn, doanh thu sẽ sụt giảm thậm chí là ghi nhận lỗ nếu chiến lược hay quản trị rủi ro của đôi tự doanh là yếu.
=>Xem xét cơ cấu tỉ trọng tự doanh trong từng giai đoạn và đánh giá danh mục tự doanh của công ty chứng khoán.
Số liệu tại Thuyết minh báo cáo tài chính:
Để đánh giá hiệu quả đầu tư mảng tự doanh, NĐT cũng cần có thêm cách nhìn về đầu tư các cổ phiếu trong list danh mục của công ty chứng khoán, cần về cuối chu kỳ thì càng thể hiện rõ hơn hiệu quả đầu tư. Để ý đến các cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn. Ví dụ với SSI trên thì tập trụng chủ yếu vào HPG và ELC, PLX và chứng quyền của HPG, MBB, VHM (tỉ suất sinh lời cao). Tuy nhiên tỉ trọng tự doanh của SSI kỳ này đã giảm và chuyển qua chứng chỉ tiền gửi.
Tài sản tài chính AFS:
Một số công ty chứng khoán sẽ lợi dụng chỉ tiêu này để dấu lãi/ lỗ do chưa được ghi nhận trong kỳ ngay mà chỉ khi bán mới ghi nhận.
=> Như vậy việc đánh giá Cổ phiếu ngành chứng khoán thực tế không quá khó, tuy nhiên đánh giá được chu kỳ của cổ phiếu ngành này là quan trọng. Chủ yếu do các yếu tố tác động đến TTCK như chính sách tiền tệ, vĩ mô, dòng vốn => Khi dòng vốn tập trung vào TTCK thì dòng cổ phiếu chứng khoán được lợi vào chu kỳ và ngược lại.
=> Khi đã xác định chu kỳ ngành, việc công ty chứng khoán thuộc top đầu và tăng trưởng mạnh về giá trị môi giới, tương ứng giá trị cho vay margin, danh mục tự doanh đầu tư hiệu quả, tiềm năng và quản trị rủi ro tốt là doanh nghiệp có thể ưu tiên.
NĐT cần hỗ trợ tổng hợp số liệu so sánh các doanh nghiệp chứng khoán và đánh giá chu kỳ ngành, liên hệ nhận bộ dữ liệu VGStock – Sepa qua SĐT: 0916.421.232 Ms Yến Lee
Link mở tài khoản chứng khoán: https://openaccount.vps.com.vn/open-account?MKTID=BLIU
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/jkrnve007