Lạm phát là hiện tượng hầu như không ai mong muốn xảy ra vì nó ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Vậy lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào? Có cách nào kiểm soát kịp thời không? VGStock sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
I. Lạm phát là gì?
Lạm phát hay còn gọi là Inflation, đây là chỉ số thể hiện sự tăng lên của mức giá chung liên tục theo thời gian dài của hàng hóa và dịch vụ. Từ đó, giá trị của một loại tiền tệ nào đó sẽ dần dần mất đi. Hiểu đơn giản, khi mức giá chung của loại hàng hóa, dịch vụ tăng cao thì một đơn vị tiền tệ lúc này sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Chỉ số lạm phát phản ánh rõ nét về sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ nào đó.
+ Nguyên nhân:
Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo tức là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên.
Lạm phát do chi phí đẩy:
Được hiểu là để tạo ra một sản phẩm thì mỗi nhà máy cần có nguyên vật liệu, khi một trong những nguyên vật liệu tăng cao thì kéo theo giá cấu thành của sản phẩm tăng cao, dẫn đến giá cả của sản phẩm của tăng theo, từ đó dẫn đến lạm phát theo chí phí đẩy.
Sự ảnh hưởng:
Đối với thị trường chứng khoán, khi lạm phát (giá mặt hàng tiêu dùng cao lên) sẽ làm mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố cũng sẽ cao lên để đảm bảo lãi suất thực dương. Khi lãi suất tiết kiệm cao lên, thì sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán giảm xuống do nhiều khách hàng sẽ lựa chọn việc gửi tiết kiệm ngân hàng từ đó dẫn đến việc giá cổ phiếu sụt giảm.
II. CPI là gì?
CPI là chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của hàng hóa – dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy thì chỉ số CPI sẽ phản ánh sự thay đổi tương đối về mức giá hàng tiêu dùng theo thời gian và tính bằng phần trăm %. Mối tương quan giữa CPI và lạm phát là CPI là thước đo của lạm phát.
Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng sẽ gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Nếu giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Còn trường hợp giá cả sụt giảm do sụt giảm tổng cầu dẫn đến hiện tượng giảm phát – suy thoái kinh tế – thất nghiệp tràn lan. (Giảm phát có thể lấy ví dụ đơn giản dễ hiểu khi giãn cách xã hội do dịch Covid năm 2020 dẫn đến nhu cầu ăn uống, mua sắm, nôm na là tổng cầu trong một số lĩnh vực cụ thể giảm mạnh, dẫn đến hàng hóa có không bán được, giá cả bắt buộc phải hạ thì khi đó gọi là giảm phát)
- Khi lạm phát thì những chính sách nào giúp giảm lạm phát
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Bao gồm:
+ Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhàn rỗi dư thừa+ Phát hành trái phiếu.
+ Tăng lãi suất tiền gửi.
+ Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ…
+ Thi hành chính sách tài chính thắt chặt
+ Tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết.
+ Cân đối lại ngân sách Nhà nước.
+ Cắt giảm chi tiêu.
+ Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
+ Khuyến khích tự do mậu dịch.
+ Giảm thuế quan.
+ Các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào.
+ Đi vay viện trợ nước ngoài và cải cách tiền tệ.
Lạm phát chủ yếu thể hiện qua mức cung tiền đối với nền kinh tế, do đó để kiểm soát tình hình lạm phát cần có những giải pháp tác động vào mức cung tiền như áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lãi suất cho phù hợp với những tình huống khác nhau của thị trường, tập trung chính sách tính dụng vào những hoạt động kinh tế trọng yếu.
Cảm ơn quý NĐT đã theo dõi. Cần thắc mắc hay hỗ trợ, quý NĐT hãy đăng ký là thành viên VGS-er hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline: 0334652793!
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995