PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ QUA CHỈ SỐ KINH TẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khi thực hiện giao dịch giữa các nước với nhau đều dựa trên tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của rất nhiều yếu tố kinh tế và tài chính trong nước cũng như có những đặc điểm riêng người dùng cần lưu ý khi giao dịch. Trong bài viết dưới đây VGStock sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái là gì cùng những lưu ý bạn cần nắm rõ về những tác động của tỷ giá đến thị trường chứng khoán hay cụ thể là giá của cổ phiếu.

  1. Khái niệm:

+ Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định.

+ Tỷ giá hối đoái Việt Nam là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài.

  1. Cách phân loại tỷ giá:

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá: Sẽ có tỷ giá hối đoán chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường.

Căn cứ vào giá trị của tỷ giá: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái hoán thực.

Căn cứ vào cách thức chuyển ngoại hối: Tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối.

Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối: Tỷ giá mua và tỷ giá bán.

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán: Phân thành tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.

  1. Các loại chế độ tỷ giá hối đoái:

Chế độ tỷ giá hối đoái đóng vai trò là phương thức để các quốc gia quản lý đồng tiền nước mình. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có quy định về chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên, đối với các loại chế độ tỷ giá hối đoái sẽ được chia làm ba loại như sau:

+ Tỷ giá hối đoái thả nổi:

Loại tỷ giá này được xác định dựa vào mối quan hệ về cung – cầu trên thị trường ngoại hối.

Tỷ giá hối đoái thả nổi thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và không hề có sự can thiệp nào đến từ phía nhà nước. Sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có tác dụng cân bằng và phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tuy nhiên thì hiện tại không có quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi mà mặc khác sẽ can thiệp.

+ Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết:

Đây là tỷ giá nằm ở giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định. Khi mối quan hệ cung – cầu trên thị trường có sự biến động thì tỷ giá ngày cũng sẽ biến động theo. Tuy nhiên, sự biến động này vẫn có sự can thiệp của ngân hàng. Đặc biệt, chế độ tỷ giá hối đoái này lại được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay.

Bên cạnh đó, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết khá ổn định nên có tác động tích cực đến nền kinh tế. Từ đó giúp cho kinh tế phát triển mạnh, các chính sách về tiền tệ sẽ được đảm bảo độc lập,…

+ Tỷ giá hối đoái cố định:

Tỷ giá hối đoái cố định là loại chế độ tỷ giá hối đoái được nhiều ngân hàng nhà nước tạo lập và duy trì. Sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định có tác dụng giúp cho môi trường đầu tư nước ngoài có sự ổn định. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm tỷ lệ lạm phát và giảm thiểu sự biến động trên thị trường.

  1. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái:

Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ:

Với phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ được xác định nhờ vào lý thuyết ngang bằng về sức mua. Áp dụng lý thuyết ngang bằng sức mua thì xác định tỷ giá hối đoái như sau:

  • Nếu các điều kiện đều không có sự thay đổi, một quốc gia có lượng cung tiền tương đối tăng lên thì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia đó với quốc gia khác cũng theo đó tăng lên;
  • Nếu các điều khác như nhau và tỷ lệ lạm phát tăng lên thì sẽ dẫn tới sự gia tăng của tỷ giá hối đoái;
  • Nếu các điều kiện khác không thay đổi, thu nhập tăng lên sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.

Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản:

Áp dụng phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ phải chịu sự tác động mạnh mẽ của một số yếu tố như:

  • Khoản tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối có tỷ suất sinh lời dự kiến;
  • Những rủi ro của tài sản;
  • Năng lực chuyển đổi tài sản
  1. Cách yết giá:

Có hai cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp.

+ Yết giá gián tiếp là yết giá tiền tệ trên thị trường ngoại hối, thể hiện số lượng có thể biến đổi của đồng ngoại tệ cần để mua hoặc bán đơn vị cố định của đồng nội tệ. Yết giá gián tiếp còn được biết đến là cách yết giá theo số lượng. Vì nó thể hiện số lượng ngoại tệ cần để mua một đơn vị nội tệ. Hay có thể nói, nội tệ là đồng tiền cơ sở trong yết giá gián tiếp, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá.

+ Yết giá trực tiếp: hay còn được biết đến là yết giá theo giá. Nó thể hiện giá của một số lượng đơn vị cố định nội tệ khi so sánh với số lượng đơn vị biến đổi của ngoại    tệ.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

+ Tỷ lệ lạm phát: Khi mà tỷ lệ lạm phát ở trong nước cao hơn nước ngoài thì dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng, điều này dẫn tới giá trị đồng tiền nội tệ sẽ bị giảm đi. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài thì sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái và từ đó giá trị đồng nội tệ tăng lên.

+ Lãi suất: Nếu lãi suất trong nước mà thấp hơn các nước dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng và đương nhiên đồng nội tệ sẽ bị giảm. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước cao hơn ngoài nước thì tỷ giá hối đoái giảm và đồng nội tệ sẽ tăng.

+ Nợ công: Khi nợ công tăng lên sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao và chính điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.

+ Trao đổi thương mại:

  • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Nếu các sản phẩm xuất khẩu có tốc độ tăng giá cao hơn so với các sản phẩm nhập khẩu thì sẽ dẫn tới trao đổi thị trường thương mại tăng. Từ đó, làm cho đồng nội tệ cũng theo đó tăng lên và tỷ giá giảm xuống.
  • Cán cân thanh toán:
  1. Tác động của tỷ giá hối đoái lên thị trường chứng khoán

Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9

Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
error: Content is protected !!