CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 1 2023

Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tháng 1 năm 2023 với nhiều dữ liệu kinh tế đáng chú ý. Hãy cùng team điểm qua những dữ liệu kinh tế đáng chú ý nhất có tác động đến thị trường chứng khoán.

Đầu tiên phải kể đến tình hình lạm phát, lạm phát tháng 1 ghi nhận ở mức 4,89% (mức cao nhất trong hơn 2 năm qua). Mức tăng này đến từ sự gia tăng của 2 nhóm mặt hàng chính:

  • Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (nhóm chiếm 33,56% trong cơ cấu tính CPI) đã tăng 6,08% yoy
  • Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (nhóm chiếm 18,82% trong cơ cấu tính CPI) đã tăng 6,94% yoy, trong đó đáng chú ý là giá thuê nhà tăng khá mạnh
                                                            Nguồn: GSO, VGStock tổng hợp

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số lạm phát tăng gần 5% là do sức mua của người tiêu dùng tăng trong giai đoạn Tết Nguyên Đán. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1 năm 2023 đạt 544.829 tỷ đồng +20% so với cùng kỳ 2022.

                                                                   Nguồn: GSO, VGStock tổng hợp

Số liệu về doanh số bán lẻ hàng hóa cho thấy sức cầu của nội địa vẫn ở mức cao. Đây là cơ sở để nền kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn do lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, sức mua này đang có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất đang suy yếu.

Cụ thể, sản xuất công nghiệp trong tháng 1 đã giảm 8% so với cùng kỳ, ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng giảm 9.1% yoy. Có thể thấy tình hình sản xuất đã kém đi trong 3-4 tháng gần đây. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở một ngành nghề mà xảy ra ở hầu hết các ngành hàng:

  • Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 2% yoy.
  • Sản xuất trang phục giảm 21% yoy.
  • Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,4% yoy.
  • Sản xuất hóa chất và các sản phẩm liên quan giảm 10% yoy.
  • Sản xuất kim loại giảm 14,5% yoy.
  • Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 3,2% yoy.
                                                                              GSO, VGStock tổng hợp

Tình trạng sản xuất kém đi đến phần lớn từ nhu cầu yếu của các đối tác nước ngoài như: Mỹ, EU. Điều này cũng được phản ánh qua số liệu xuất nhập khẩu.

Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 1 giảm lần lượt 13,5% và 27% so với cùng kỳ. Mức giảm này cũng chịu ảnh hưởng một phần là do tháng 1 là tháng Tết. Xu hướng giảm của hoạt động xuất nhập khẩu đã diễn ra từ từ giữa năm 2023 do áp lực thặt chặt tiền tệ trên toàn cầu.

     GSO, VGStock tổng hợp

Tổng kết: Như vậy chúng ta vừa điểm qua những dữ liệu kinh tế vĩ mô đáng chú ý nhất có tác động đến bối cảnh đầu tư. Tình hình chung hiện nay là nền kinh tế trong nước có những tín hiệu yếu đi (sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu) trong khi lạm phát vẫn đang tăng. Với bối cảnh như vậy về cơ bản lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ chịu áp lực lớn do cầu bên ngoài kém đi.

Cảm ơn quý NĐT đã theo dõi. Cần thắc mắc hay hỗ trợ, quý NĐT hãy đăng ký là thành viên VGS-er hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline: 0334652793
Xem và nhận dữ liệu độc quyền VGStock theo hướng dẫn  tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
error: Content is protected !!