- Vấn đề pháp lý về bất động sản. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi làm dự án. Hiện chính phủ đang có hướng tháo gỡ là xây dựng Luật đất đai sửa đổi và đang tiến hành lấy ý kiến. Nếu thuận lợi, luật sẽ được ban hành và có hiệu lực từ tháng 6/2024.
- Nền lãi suất cao dẫn đến dòng tiền đầu tư yếu đi, thị trường bất động sản ở phân khúc trung và cao cấp rất ít giao dịch.
- Doanh nghiệp bất động sản đang khó tiếp cận nguồn vốn. Ngân hàng đã thắt chặt cho vay hơn trong nửa cuối năm 2022, kênh trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng do khủng hoảng niềm tin.
- Tạo ra tiền lệ xấu. Kinh doanh khó khăn thì xin Chính phủ giải cứu, lúc lãi lớn thì không thấy doanh nghiệp nói gì? Các doanh nghiệp bất động sản được cứu sẽ có tâm lý tiếp tục kinh doanh rủi ro, thiếu bền vững.
- Giá bất động sản vẫn sẽ ở mức cao. Người dân có nhu cầu ở thực sẽ khó tiếp cận
- Giá bất động sản sẽ giảm. Các doanh nghiệp sẽ phải giải quyết khó khăn thanh khoản bằng cách tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp (giảm nợ vay). Ngoài ra doanh nghiệp cũng sẽ giảm giá để bán được bất động sản nhằm thu tiền về.
- Gây ra tác động tiêu cực trong ngắn và trung hạn trong nhiều ngành nghề trong đó đặc biệt là 2 lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng. Ví dụ với ngành ngân hàng: tỷ lệ tài sản đảm bảo của các khoản vay hiện nay chủ yếu là bất động sản. Thị trường bất động sản đóng băng/giảm giá mạnh thì giá trị các khoản thế chấp bằng bất động sản sẽ giảm. Ngân hàng sẽ yêu cầu người vay nộp thêm để đáp ứng tỷ lệ. Khả năng cao người vay không đáp ứng đủ sẽ dẫn đến nợ xấu tăng cao. Khi đó nợ xấu ngân hàng tăng mạnh và chi phí trích lập dự phòng của ngân hàng sẽ tăng. (phía dưới là biểu đồ tỷ lệ bất động sản/thế chấp hiện nay.)
Nguồn: kênh Tài chính kinh doanh,VGStock tổng hợp
Định hướng của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay ra sao?
Trong cuộc họp gần nhất , Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo Không siết tín dụng với các doanh nghiệp bất động sản. Ngân hàng nhà nước chỉ đưa ra hạn mức tín dụng cho toàn ngành bất động sản chứ không quy định cụ thể về tín dụng cho lĩnh vực bất động sản.
Như vậy có thể thấy Ngân hàng nhà nước đã để các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng tự thương thảo về chuyện cho vay hay không cho vay. Thông qua đó sẽ lọc được những doanh nghiệp tốt.
Ngoài ra, Bộ tài chính đã trình Nghị định 65 sửa đổi với các điều khoản giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể gia hạn nợ đến tháng 1/2024. Nghị định cung tạo cơ chế để doanh nghiệp đàm phán với các chủ nợ. Định hướng chung của nghị định là cho các doanh nghiệp có thêm thời gian để xoay sở.
Như vậy có thể thấy Chính phủ đang định hướng sẽ hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách chứ không hỗ trợ bằng việc dùng ngân sách hay bơm tín dụng. Chúng ta hay cùng chờ đợi xem Hội nghị hôm nay có những giải pháp nào mới nhé.
Quý NĐT muốn nhận dữ liệu tài chính MIỄN PHÍ Siêu cổ phiếu, phần mềm lọc cổ phiếu, hỗ trợ đầy đủ các cổ phiếu tiềm năng và thanh khoản cao để lại liên hệ qua link đăng ký bên dưới: https://docs.google.com/forms/d/1Yt1fEI2hh9bKZLJo7O69tUIZwzKxM-XnF9YrFpBeFQY/viewform?edit_requested=true
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995