Các hệ số hiệu quả hoạt động là một phần quan trọng trong phân tích tài chính của một doanh nghiệp, nó cho thấy tinh hình luân chuyển hàng hóa, vốn … trong doanh nghiệp, nó cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu.
Các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu suất hoạt động bao gồm:
Số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó.
Số vòng quay hàng tồn kho=
Trong đó: Hàng tồn kho bình quân=
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.
Số vòng quay hàng tồn kho=
Trong đó: Hàng tồn kho bình quân=
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.
Tuy nhiên chỉ số hàng tồn kho quá cao cũng không tốt vì lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ.
Vì vậy chỉ số hàng tồn kho cần đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Số vòng quay khoản phải thu:
Chỉ số cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.
Số vòng quay khoản phải thu=
Vòng quay các khoản phải thu lớn (các khoản phải thu nhỏ) thể hiện chính sách về thanh toán của công ty khá chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản nhưng cũng có thể khiến doanh thu giảm do quá cứng nhắc trong giao dịch với khách hàng.
Chỉ số cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.
Số vòng quay khoản phải thu=
Vòng quay các khoản phải thu lớn (các khoản phải thu nhỏ) thể hiện chính sách về thanh toán của công ty khá chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản nhưng cũng có thể khiến doanh thu giảm do quá cứng nhắc trong giao dịch với khách hàng.
Hệ số này phản ánh khả năng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bởi nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu quá thấp cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cao, nợ chưa thu được lớn, rủi ro về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
Vòng quay các khoản phải trả:
Hệ số khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp
Số vòng quay khoản phải trả=
Hệ số này quá thấp, doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn cao của khách hàng, có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vì nợ phải trả cao.
Hệ số khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp
Số vòng quay khoản phải trả=
Hệ số này quá thấp, doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn cao của khách hàng, có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vì nợ phải trả cao.
Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
Vòng quay vốn lưu động:
Một cách đơn giản thì Vòng quay vốn lưu động được định nghĩa là chu kỳ hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ này được tính theo đơn vị ngày.
Số vòng quay vốn lưu động bình quân=
Trong đó: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn lưu động càng lớn càng minh chứng cho doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng thu hồi lợi nhuận, song song đó hàng tồn kho cũng được hạn chế. Nhìn chung, có thể thấy doanh nghiệp này đang trên đà tăng trưởng, thích hợp để hợp tác làm ăn hoặc được rót vốn đầu tư.
Một cách đơn giản thì Vòng quay vốn lưu động được định nghĩa là chu kỳ hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ này được tính theo đơn vị ngày.
Số vòng quay vốn lưu động bình quân=
Trong đó: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Vòng quay vốn lưu động càng lớn càng minh chứng cho doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng thu hồi lợi nhuận, song song đó hàng tồn kho cũng được hạn chế. Nhìn chung, có thể thấy doanh nghiệp này đang trên đà tăng trưởng, thích hợp để hợp tác làm ăn hoặc được rót vốn đầu tư.
Số vòng quay vốn lưu động càng nhỏ là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn như: hàng tồn kho nhiều, huy động tiền mặt ít, lợi nhuận kinh doanh thấp… Căn cứ vào đó, chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra mấu chốt vấn đề và định hướng lại chiến lược kinh doanh.
Để đánh giá vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp một cách chuẩn xác, chúng ta cần đặt nó trong mối tương quan với các yếu tố khác như: chỉ số bình quân chung của ngành, mức tiêu thụ hàng hóa, chính sách bán hàng, thời gian tồn kho, hợp đồng mua bán…
Sau khi cẩn thận so sánh đối chiếu, bạn mới có thể rút ra kết luận rằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế có tốt hay không.
Sau khi cẩn thận so sánh đối chiếu, bạn mới có thể rút ra kết luận rằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế có tốt hay không.
Vòng quay tài sản:
Chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Hay, nó cho thấy mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Số vòng quay vốn lưu động bình quân=
Chỉ số chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Hay, nó cho thấy mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Số vòng quay vốn lưu động bình quân=
Chỉ số chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Lưu ý:
Các con số trên báo cáo tài chính về tỷ số hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp nếu đứng riêng rẽ hầu như sẽ không có ý nghĩa. Do đó, cần có sự so sánh giữa các con số trên báo cáo để giúp chúng ta xem xét sâu hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp:
Các con số trên báo cáo tài chính về tỷ số hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp nếu đứng riêng rẽ hầu như sẽ không có ý nghĩa. Do đó, cần có sự so sánh giữa các con số trên báo cáo để giúp chúng ta xem xét sâu hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp:
So sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua thời gian
So sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp
So sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp
Đây cũng có thể được coi là chỉ báo để dự báo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Link đăng kí thành viên: https://forms.gle/VnuHzc4gU9suC9Aq9
Room zalo trải nghiệm: https://zalo.me/g/ykhooz995
Post Views: 55